Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

TÁC PHẨM “NHẬT KÝ TRONG TÙ” (PRISON DIARY)
Đọc bài viết:
Tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phong trào đô thị Huế những năm 70 của thế kỷ XX (PRISON DIARY BY PRESIDENT HO CHI MINH WITH THE URBAN MOVEMENTS IN HUE DURING THE 1970s)

Âm thanh:

Thuyết minh tiếng việt
English Introduction

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XX, phong trào đô thị ở Huế diễn ra công khai, vô cùng sôi động, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân: học sinh, sinh viên, tiểu thương, lao động, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ.... Tổng hội sinh viên Huế là tổ chức đầu não của phong trào học sinh, sinh viên. Từ đây những kế hoạch, chương trình được xây dựng, các tài liệu tuyên truyền được in ấn và phát hành. Khối báo chí của Hội Liên hiệp sinh viên Huế (Hội LHSV) cho ra đời nhiều tài liệu quan trọng như: Sổ tay “Tại sao tôi muốn hòa bình”, Bản tin của Tổng hội, Tờ tin Lực lượng và đặc biệt có tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Lựa chọn tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để ấn hành trong giai đoạn này đã nói lên được tình cảm, niềm tin mãnh liệt đối với Bác của những học sinh, sinh viên tranh đấu, như một bài dân ca Huế đã viết

Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết;

Nước dưới sông có khúc cạn, khúc sâu;

Ai ra miền Bắc thưa với Cụ Hồ;

Lòng miền Nam tròn vành vạnh như chiếc nón bài thơ đội đầu”.

Trang đầu của tác phẩm ghi rõ “Khối báo chí Hội LHSV Huế thực hiện theo yêu cầu học tập của anh chị em sinh viên, học sinh Huế”.

Tác phẩm “Nhật ký trong tù” do Khối Báo chí Hội LHSV Huế thực hiện là bản sao của cuốn “Nhật ký trong tù” do Nhà xuất bản phổ thông phát hành tại Hà Nội năm 1960. Trang bìa, bìa lót được các học sinh, sinh viên Huế vẽ và kẻ chữ bằng tay, nội dung tác phẩm đã được đánh máy lại và quay ronéo tại Huế vào năm 1971, dày 41 trang, khổ 10x20cm, in trên giấy thường màu nâu nhạt. Với khổ sách nhỏ, các bài thơ được chọn lọc, một trang in 3-4 bài để hạn chế số trang tạo thành một tác phẩm nhỏ, gọn, thuận lợi cho công tác tuyên truyền phục vụ phong trào.

***

In the early 1970s, the urban movements began publicly and vividly with various forms of resistance. The urban movements made a widespread appeal of different social classes including students, businessmen, manual laborers, and the intellectual and artistic people. The Students’ Association in Hue City was the most inclusive student-led organization from which most of plans and programs were formulated, and the popularization documentation were produced and published. The mass media division of the Students’ Association in Hue City introduced many important publications such as “Why I want Peace?”,  The Hue Association’s Newspapers, The Newsletters of Force, and particularly the Publication of Prison Diary by the President Ho Chi Minh.

The fact that the Prison Diary was selected and published at this moment could reflect the strong belief and special love of students for Uncle Ho during this resistance period. One traditional music composition showed this

“On the starry night, the full moon appears sometimes

On the starry night, the eclipsed moon appears sometimes

In the river, the water flow runs deep somewhere

In the river, the water flow runs shallow somewhere

Who goes to the North?

Please, send words to Uncle Ho.

The heartfelt love of the Southern people runs in circle as the palm-leaf conical hat.”

The opening stated clearly “The mass media division of the Hue City Students’ Association publish the Prison Diary in accordance with the educational demand of the students”.

The Prison Diary by the mass media division of the Hue City Students’ Association was the copy from the original volume “Prison Diary” published by the General Publication in Hanoi in 1960. The cover sheet, and the half-title page were decorated and written by students. The content of the Prison Diary was typed and the roneo printing technique was used for publication in 1971. The page number was 41 with the size of 10x20cm. The brownish papers were used for printing. Because of the small size of the volume, three or four poems were well selected, and printed in one page. This would make the volume portable and convenient for carry-on, which was very helpful for the popularization. 

***

Xem 3D hiện vật:

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế