Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

Nhà bếp (The Kitchen)
Đọc bài viết:

Âm thanh:

Thuyết minh tiếng Việt
English Introduction

Kính thưa quý khách!

Nối với nhà chính còn có một căn nhà bếp bằng tranh tre, nứa lá. Đây là căn bếp được cụ Sắc dựng lên sau khi thuê nhà để cụ Loan có chỗ đặt khung cửi dệt vải, nấu nướng và phục vụ cho sinh hoạt gia đình.

Trong căn bếp nhỏ, chiếc chõng tre là nơi gia đình quây quần bên những bữa cơm đạm bạc mà ấm cúng. Vào những buổi trưa hè bên khung cửi kẽo kẹt, Bác Hồ chúng ta đã nằm ngủ say ở chiếc chõng tre khi nghe mẹ hát ru những làn điệu dân ca ví dặm quê nhà.

Trong ngôi nhà cạnh đường Đông Ba ngày ấy, mỗi dạo tháng tám ngày ba… tuy ở đô thành mà cái nghèo đói vẫn đeo đẳng quanh năm. Mọi gánh nặng lo toan đều dồn lên vai người mẹ. Cuộc đời bà cứ miệt mài, tần tảo, kiên nhẫn như thoi đưa ngày đêm bên khung cửa - gia tài lớn nhất, cũng là phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình.

Được học ở Quốc Tử Giám quả là điều đáng mừng nhưng khoản học bổng được cấp quá ít ỏi, chính sự đảm đang và tần tảo của cụ Hoàng Thị Loan là điều kiện quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình. Cụ Loan vốn là người khéo tay hay làm, ở quê vải lụa cụ dệt ra được Nhân dân quanh vùng rất ưa dùng, nhưng bây giờ vào Huế cụ đã phải cố gắng học cách se sợi, nhuộm màu để cho ra những tấm vải phù hợp với thị hiếu của người dân đất kinh kỳ.

Đêm đêm, dưới ánh đèn dầu lạc mờ tỏ, ngoài hình ảnh cụ Sắc miệt mài học bài ôn thi, còn là tiếng khung cửi cụ Loan dệt vải, kẽo kẹt thoi đưa, mang bao tâm sự của người vợ, người mẹ hi sinh hết thảy vì chồng vì con. Vợ dệt vải nuôi chồng con, chồng miệt mài kinh sử dạy hai con nên người. Hạnh phúc trong cảnh nghèo, đã gắn bó các thành viên trong gia đình quấn quýt bên nhau hôm sớm cùng bà con xóm giềng lối phố.

Có thể nói, bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu thương chồng con cụ Loan đã dệt nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của chồng và những đứa con. Theo nhận xét của đồng chí Vũ Kỳ, người đã nhiều năm sống gần Hồ Chủ tịch, thì đối với những người thân trong gia đình, Bác Hồ thường nhắc đến nhiều nhất là thân mẫu của mình. Trong lúc bôn ba ở nước ngoài, trên đường hoạt động cách mạng, vào một đêm trên đất Thái Lan, đêm khuya nghe một người mẹ Việt kiều ru con, kỷ niệm êm đẹp tuổi ấu thơ trở lại dâng trào trong lòng Người:

“Xa nhà chốc đã mấy niên

Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”

Đầu năm 1901, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường thi Hương Thanh Hóa, cụ Sắc ghé về quê thì nghe tin dữ, cụ tức tốc trở vào Huế, bàng hoàng đau đớn trước cảnh nhà, người vợ hiền ra đi không một lời ly biệt. Cụ Loan mất không lâu sau đó em Xin vì thiếu mẹ, khát sữa, đau ốm luôn nên cũng qua đời tại nơi đây. Không thể một mình nuôi con ở nơi đất khách quê người nên sau khi cảm tạ ân tình của bà con lối xóm, cụ đã đưa các con trở về quê nhà, sau đó mới quay lại Kinh đô Huế tham dự kỳ thi Hội lần thứ 3, khoa Tân Sửu (1901). Lần này cụ đỗ Phó bảng, được nhà vua ban cờ biển vinh quy về làng bái tổ.

Sau khi cụ Sắc rời đi, ngôi nhà được trả lại cho chủ cũ, trải qua thời gian, chiến tranh, ngôi nhà đã thay tên đổi chủ nhiều lần và có thêm các công trình kiến trúc mới khác xây dựng phái trước ngôi nhà. Đến năm 1986, ngôi nhà được xác minh chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã sống thời niên thiếu. Năm 1990, ngôi nhà được tu bổ, phục dựng lại.

Với những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc, Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), thành phố Huế được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 2 tháng 2 năm 1993; ngày 31 tháng 12 năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đồng thời, nơi đây trở thành một địa chỉ không thể thiếu trong hành trình tìm về di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Thừa Thiên Huế.

Kính mời quý khách tiếp tục tham quan sân vườn, cảnh quan và chụp ảnh lưu niệm tại di tích!

Dear visitors!

Connected to the main house, there is also a kitchen made of bamboo and neohouzeaua leaves. This is the kitchen that Mr. Sac built after renting a house so that Mrs. Loan had a place to put the handloom to weave cloth, cook and serve for family activities.

In the small kitchen, the bamboo cot is the place where the family gathers for frugal but cozy meals. On summer afternoons by the creaking handloom, Uncle Ho fell asleep on a bamboo cot while listening to his mother’s lullabies about his hometown.

In the house next to Dong Ba Street on that day, every the third date of August…. although in the city, poverty still persisted all year round. All burdens fell on the shoulders of the mother. Her life was hard, diligent and patient like a shuttle by the handloom on day and night, which was the biggest asset and also the only means of livelihood for his family.

Studying at the Imperial Academy was a good thing, but the scholarship was too negligible, it was Mrs. Hoang Thi Loan's courage and diligence that was an important condition to ensure a life for the whole family. Mrs. Loan was a skilled craftswoman. In her hometown, the silk fabrics woven by her was very popular with people around the area, but in Hue, she had to try to learn how to spin and dye to produce suitable fabrics in compliance with the tastes of the people here.

At night, under the light of peanut oil lamps, in addition to the image of Mr. Sac ardently studying for exams, there was also the creaking sound of the fabric weaving  by Mrs. Loan with the confided feelings of a wife and mother who sacrificed for her husband and children. The wife wove fabrics to support her husband and children, the husband diligently taught their two children to be good people. Happiness in poverty has attached family members to each other everyday with neighbors here.

It can be said that by working with all her love for her husband and children, Mrs. Loan has woven the beautiful life and career of her husband and children. According to Mr. Vu Ky, who has lived with President Ho Chi Minh for many years, for his family members, Uncle Ho most often talked about his mother. While traveling abroad, on the way of revolutionary activities, at a night in Thailand, late at night listening to an overseas Vietnamese mother singing her child to sleep, the sweet memories of childhood came back to his heart:

“A few years away from home

Last night, I heard my mother singing me to sleep"

In early 1901, after completing his duties at the first-degree exam of Thanh Hoa examination school, Mr. Sac returned to his hometown when he heard the bad news, he immediately returned to Hue, shocked for his family situation, his good wife left without any word. After Mrs. Loan died, because of lack of mother, thirst for milk and illness, Xin also died here. Unable to raise his children alone in a foreign land, after thanking for the kindness of his neighbors, he took the children back to his hometown, then returned to the Hue capital to participate in the Metropolitan examination for the third time of Tan Suu Faculty (1901). This time, he was the second best examinee and was given the honorary flag by the King to return to his hometown for making a thanksgiving to ancestors.

After Mr. Sac left, the house was returned to the old owner. Through time and war, the house has changed its name many times and there are other new architectural works built in front of the house. By 1986, the house was verified to be the place where President Ho Chi Minh and his family spent their childhood. In 1990, the house was renovated and restored.

With deeply historical and humanistic values, President Ho Chi Minh’s Memorial House at 112 Mai Thuc Loan (new number 158), Hue city is owned by Ministry of Culture and Information (currently referred to Ministry of Culture, Sports and Tourism) and recognized as a national historical - cultural relic on February 02nd 1993; on December 31st 2020, it was classified as a national special relic by the Prime Minister. In addition, this place becomes an indispensable address in the journey to find the heritage of President Ho Chi Minh in Thua Thien Hue.

Please continue to visit the garden, landscape and take souvenir photos at the relic!

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Các địa điểm khác