Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

Giới thiệu tổng quát (Introduction)
Đọc bài viết:

Âm thanh:

Thuyết minh tiếng Việt
English Introduction

Kính thưa quý khách!

Cố đô Huế không chỉ được biết đến là vùng đất lịch sử, giàu bản sắc văn hóa với cung điện, đền đài, lăng tẩm; với nhiều danh lam thắng cảnh cảnh nổi tiếng, mà còn là địa danh gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn lưu giữ những di sản vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Người cùng gia đình sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước.

Địa điểm chúng ta đang đứng là Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà lưu niệm tọa lạc trên đường Mai Thúc Loan, xưa là đường Đông Ba, là con đường có nhiều di tích, địa điểm di tích lịch sử gắn bó với những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở Thừa Thiên Huế như: Gian nhà “Dãy Trại” (nay là 49 Mai Thúc Loan), là gian nhà Người cùng gia đình sinh sống từ năm 1906-1909, khi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm quan Thừa biện Bộ Lễ; Chợ Xép -  nơi gia đình Người thường ra mua sắm vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày; Miếu Âm hồn - thờ đồng bào và chiến sỹ trận vong trong sự kiện Thất thủ Kinh đô năm 1885, ngôi Miếu Người thường đến thăm, tham dự các buổi cúng tế nhân Ngày thất thủ Kinh đô và nhiều địa chỉ văn hóa khác…

Đây là ngôi nhà đầu tiên Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sống cùng gia đình từ năm 1895 đến năm 1901. Năm 1894, cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ tại Trường thi Nghệ An, năm sau đó cụ tham gia kỳ thi Hội đầu tiên tại kinh đô Huế nhưng không đỗ. Để tiếp tục con đường khoa cử, Cụ nhờ người xin vào học trường Quốc Tử Giám. Học ở Quốc Tử Giám tuy có học bổng của triều đình cấp, nhưng quá ít ỏi gồm gạo, dầu và vài quan tiền nên không đủ điều kiện để sinh sống, học tập. Cho nên cụ đã về quê bàn với vợ là cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) đưa cả gia đình vào Huế để cụ vừa có điều kiện chăm sóc các con, vừa có thể yên tâm theo học ở trường Quốc Tử giám.

Sau khi vào Huế, được người quen giới thiệu, gia đình cụ Sắc đã thuê được một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực thành nội (nay là số nhà 112, số mới 158 - Mai Thúc Loan - thành phố Huế). Ngôi nhà này trước đây vốn là trại lính của Nha Hộ thành triều Nguyễn, sau sự kiện thất thủ Kinh đô năm 1885 thì bị bỏ phế. Khi gia đình Bác thuê ở đây, nó thuộc quyền sở hữu của gia đình bà cụ Ba. Bà cụ Ba tên thật là Trương Thị Lệ Diệu, quê ở Mỹ Khê - Bình Sơn- Quảng Ngãi. Con gái ông Trương Quang Đản - Đông các Đại học sỹ, kiêm quản Quốc Tử Giám kinh diên giảng quan năm 1894 dưới thời Thành Thái. Bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Nghi (còn gọi là Dị) con thứ ba của Đại thần Nguyễn Văn Tường, nên bà Diệu thường được gọi là bà cụ Ba.

 Qua lời kể của ông Khiêm, bà Thanh về ngôi nhà thành nội và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nhà thơ Thanh Tịnh (một người con của Huế) trong tác phẩm văn vần viết về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đi từ giữa một mùa sen”, đã miêu tả lại như sau:

“Ăn nhờ ở đậu lân la

Mới thuê được một căn nhà hướng Nam

Xế hiên một gốc mai vàng

Trước sân bông bụt một hàng rào thưa

Bên này nhà chú thợ cưa

Bên kia nhà một viên thừa Bộ Binh

Dãy nhà gian ngói bếp tranh

Chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba...”

Trải qua thời gian và bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, ngôi nhà đến khi được nghiên cứu, xác minh chỉ còn lại 4 vài gỗ. Hệ thống cửa bản khoa nguyên thủy của nó không còn nữa, chỉ còn khung và mộng; các cửa ra vào nhà cơ bản bị thay đổi so với trước đây. Qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngôi nhà đã được phục dựng lại mang dáng dấp như thủa ban đầu, đồng thời để tạo cảnh quan không gian văn hóa còn tôn tạo hệ thống sân vườn, cổng gỗ, bình phong, bể cạn…

Kính mời quý khách di chuyển vào không gian trong nhà để tham quan!

Dear visitors!

Ancient capital of Hue is not only known as a historical land, rich in cultural identity with palaces, temples, mausoleums and many famous tourist attractions, but also a place associated with President Ho Chi Minh's childhood. This place also preserves invaluable heritages about President Ho Chi Minh in the late 19th century and early 20th century when he and his family lived, worked, studied and participated in patriotic activities. .

The place we are standing is President Ho Chi Minh's Memorial House of his childhood. The memorial house is located on Mai Thuc Loan Street, formerly Dong Ba Street, which is a street with many relics and historical sites associated with the years of President Ho Chi Minh and his family in Thua Thien Hue such as: "Day Trai" house (currently referred to 49 Mai Thuc Loan) where he and his family lived from 1906-1909, when Mr. Nguyen Sinh Sac was an official of the administrative agency; Xep Market - where his family often goes to buy supplies for daily living; Temple for souls of the dead - worshiping compatriots and soldiers who died in the event of the Capital Falling in 1885, the Temple where he often visits and attends sacrifices on the occasion of the Capital Falling and many other cultural sites...

This is the first house that Nguyen Sinh Cung (President Ho Chi Minh) lived with his family from 1895 to 1901. In 1894, Mr. Nguyen Sinh Sac (the father of President Ho Chi Minh) passed the bachelor exam of Giap Ngo Faculty at Nghe An examination school, the following year he took the first Metropolitan exam in Hue, but he did not pass. In order to continue the academic path, he asked someone to apply for admission to the Imperial Academy. When studying at the Imperial Academy, although there is a scholarship from the court, but it is too little including rice, oil and some money, so it is not eligible to live and study. So he went back to his hometown to discuss with his wife, Mrs. Hoang Thi Loan (the mother of President Ho Chi Minh) and brought the whole family to Hue so that he could both take care of his children and study at the Imperial Academy with peace of mind.

After going to Hue, introduced by an acquaintance, Mr. Sac's family rented a small house within the city (currently referred to number 112, new number 158 - Mai Thuc Loan - Hue city). This house was formerly a barracks of a citadel supervisor of the Nguyen Dynasty, after the Capital Falling in 1885, he was abandoned. When Uncle's family rented here, it belonged to Mrs. Ba's family. Mrs. Ba's real name is Truong Thi Le Dieu, a native of My Khe - Binh Son - Quang Ngai, a daughter of Mr. Truong Quang Dan – an academician and manager of the Imperial Academy in 1894 under the time of Thanh Thai. She married Mr. Nguyen Van Nghi (also known as Di), the third child of the high-ranking mandarin of the court named Nguyen Van Tuong, so Mrs. Dieu is often called Mrs. Ba.

 Through the stories of Mr. Khiem and Mrs. Thanh about the house within the city and through the process of researching and understanding the poet Thanh Tinh (a native of Hue) in the poetic work about the childhood of President Ho Chi Minh. “Going from a lotus season”, described as follows:

Put up provisionally at a friend’s house

Just rented a house in the South

A yellow apricot tree at the parthouse

In front of the yard, there is a thin fence of hibiscus

This side is the house of the sawmill worker

That side is the house of an official from Ministry of Justice

The row of houses with tiled roof and thatched kitchens

The gate of Dong Ba citadel is falling slant”

Experiencing time and many ups and downs of history, until the was studied and verified, it had only 4 pieces of wood left. Its original door system no longer exists, there is only the frame and tenon; The original doors of the house are basically changed in comparison to before. Through many times of restoration and improvement, the house has been restored to its original appearance, and at the same time, to create a landscape of cultural space, it is also embellished a system of gardens, wooden gates, folding screens, shallow water tanks...

Please move into the indoor space for visiting!

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế
Các địa điểm khác