Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

  • HỒ CHÍ MINH VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội là nơi Người ở, làm việc lâu nhất và cũng là nơi Người dành sự quan tâm, chăm sóc hết sức đặc biệt. Hà Nội, thủ đô – trái tim của cả nước có vinh dự lớn lao là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; là nơi Người viết lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; là nơi Người viết bản Di chúc lịch sử để lại cho toàn Đảng, toàn dân bà bè bạn quốc tế trước lúc đi xa...
  • VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
    Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác huấn luyện, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Hầu hết các bài nói, bài viết của Người đều hướng đến giáo dục, huấn luyện cán bộ, đảng viên có đủ đức, đủ tài, có phương pháp tư duy. Ngày 14 tháng 5 năm 1966, lớp huấn luyện đảng viên mới do thành uỷ Hà Nội tổ chức đã vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện. Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục lý luận chính trị trong toàn Đảng. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống (14/5/2006) và kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2006), Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà ...
  • VỤ ÁN NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HỒNG KÔNG 1931-1933
    Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử toà án Hồng Kông thế kỷ XX. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn hoạt động cách mạng đầy sóng gió của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh).
  • TÌM HIỂU THÂN THẾ - SỰ NGHIỆP VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (HỎI VÀ ĐÁP)
    Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của cả dân tộc, gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng nước ta. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
  • THỜI THANH NIÊN CỦA BÁC HỒ
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-1999), Nhà xuất bản Thanh niên tái bản cuốn sách “Thời thanh niên của Bác Hồ” của tác giả Hồng Hà.
  • THÊM NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ HỒ CHÍ MINH
    Tập sách “Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh” gồm những bài viết của tác giả Đỗ Quang Hưng về tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là các bài viết được chọn từ các bài viết của tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí lịch sử Đảng, Tạp chí Triết học, tạp chí Xã hội...và từ một số tập kỷ yếu khoa học quốc tế và trong nước. Một số bài đăng trên tạp chí Cộng sản, Giáo dục lý luận, các báo Văn nghệ, Lao động...
  • THẾ GIỚI CA NGỢI VÀ THƯƠNG TIẾC HỒ CHỦ TỊCH  
    Ngày 2.9.1969, Hồ Chủ tịch vĩ đại từ trần, nhưng sự nghiệp vô cùng to lớn và vinh quang của Người đã trở thành bất tử. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một tấm gương sáng mãi mãi soi đường cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới, cho phong trào giải phóng dân tộc, Người là một nhà chiến lược thiên tài, một mẫu mực tuyệt vời về chí khí đấu tranh kiên cường, về tinh thần nhân đạo, về đạo đức vô song, tác phong giản dị, khiêm tốn... Những cống hiến lớn lao của Hồ Chủ tịch đối với cách mạng Việt Nam cũng như với cách mạng thế giới, đã làm cho Người không chỉ là vị lãnh tụ vô cùng kính mến của nhân dân Việt ...
  • THẦY GIÁO NGUYỄN TẤT THÀNH DẠY HỌC Ở PHAN THIẾT
    Chủ tịch Hồ Chí Minh có khoảng thời gian sinh sống, học tập tại Thừa Thiên Huế. Sau đó Người đi dần vào miền Nam để tìm đường cứu nước. Chuẩn bị cho con đường vạn dặm đó, Người đã dừng chân một thời gian ở Dục Thanh (Phan Thiết) làm nghề dạy học.
  • SỔ TAY TRA CỨU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
    “Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” được Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành năm 1998. Nhóm biên soạn: GS.PTS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), PGS.PTS Nghiêm Đình Vỳ, PGS.PTS Nguyễn Đình Lễ, PGS.PTS Nguyễn Thị Côi, PGS.PTS Trịnh Tuỳ, PTS. Lê Văn Tích, PTS Nguyễn Văn Khoan, PTS Lại Bích Ngọc, PTS Lương Kim Thoa, Đặng Quang Minh.
  • NƠI Ở VÀ LÀM VIỆC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KHU PHỦ CHỦ TỊCH
    Khu Phủ Chủ tịch ở phía Tây thủ đô Hà Nội. Nơi từng chứng kiến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh 15 năm từ 19.12. 1954 đến 2. 9.1969. Nơi đây từng chứng kiến nỗi đau của dân tộc, của bạn bè năm châu khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Khu Phủ Chủ tịch trở thành khu di tích lịch sử. Sách “Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Phủ Chủ tịch - Hà Nội” được PTS Trần Viết Hoàn biên soạn, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin ấn hành năm 1997 tại Hà Nội.
  • NHỮNG TÊN GỌI BÍ DANH, BÚT DANH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người đã qua 4 châu lục, 5 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm không làm Người chùn bước. Từ Nguyễn Sinh Cung, đến tên gọi Văn Ba khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Người đã dùng nhiều tên gọi, bút danh khác nhau. Đây là một bằng chứng sôi động nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
  • NHỮNG MỐC SON TRONG HÀNH TRÌNH CỦA DANH NHÂN HỒ CHÍ MINH
    Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới. Tư tưởng của Người đã trở thành một hệ giá trị văn hoá của loài người. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người mãi mãi là bộ phận hợp thành nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của cả dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Trung tâm Bồi dưỡng nhân lực và Dịch vụ kinh tế kỹ thuật (HUPETS) thuộc Hội khuyến học Việt Nam và Trường Đại học dân lập Duy Tân giới thiệu cuốn sách “Những mốc son trong hành trình của danh nhân Hồ Chí Minh” của giáo sư Trần Đình Huỳnh với sự cộng tác của KS. Đào Văn Minh, giám đốc Trung tâm HUPETS).
  • NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM
    Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu rõ hơn về việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, Nhà xuất bản Thông tin Lý luận xuất bản cuốn sách “Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam (1921-1930)”. Cuốn sách được tác giả - Phó tiến sĩ sử học Phạm Xanh đã khai thác, xử lý nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy, làm rõ một cách có hệ thống quá trình lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, truyền bá có hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - cội nguồn của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • NGUYỄN ÁI QUỐC TRÊN ĐƯỜNG VỀ NƯỚC
    Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong quá trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, từ năm 1911, có một chặng đường hết sức quan trọng, mang nhiều ý nghĩa quyết định. Đó là chặng đường 1924-1941, khi Nguyễn Ái Quốc tìm đường trở về nước. Trên chặng đường này, Người đã vạch ra đường lối, gây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ, sáng lập Đảng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Rồi khi về tới tổ quốc, Người trực tiếp lãnh đạo phong trào quần chúng, thành lập khu giải phóng Việt Bắc, dẫn tới Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vĩ đại.
  • NGUYỄN ÁI QUỐC Ở QUẢNG CHÂU (1924-1927)
    Sách “Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu” (1924-1927) do nhóm biên soạn: PGS Song Thành, PTS Lê Văn Tích, PTS Phạm Hồng Chương, PTS Nguyễn Văn Khoan, CTV Ngô Văn Tuyển thực hiện giúp tái hiện những hoạt động phong phú của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở nước ngoài, trước khi Người trở về tổ quốc. Đây là giai đoạn đánh dấu thời kỳ Người trở về gần đất nước “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.
  • 105 LỜI NÓI CỦA BÁC HỒ
    Hơn ¼ thế kỷ qua, trong lòng mỗi người dân Việt Nam đều được sưởi ấm bằng những tình cảm của Bác Hồ gửi lại và bên tai như còn văng vẳng những lời ân cần dặn dò của Bác Hồ trước lúc Bác đi vào cõi vĩnh hằng. Những lời chỉ bảo vàng ngọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những là lý luận sắc bén đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, là những áng văn thơ chan chứa tình cảm yêu nước, là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà còn là cách giao tiếp đối nhân xử thế hàng ngày.
  • MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁC HỒ VỚI NÔNG DÂN
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, Người cũng là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, trong đó phần lớn là nông dân lao động. Cuốn sách “Một số hình ảnh Bác Hồ với nông dân” nói lên sự quan tâm của Bác Hồ và của Đảng đối với nông dân, người bạn đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã cùng giai cấp công nhân góp phần to lớn vào 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  • KỂ CHUYỆN XÂY LĂNG BÁC HỒ
    Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của toàn Đảng, toàn dân ta qua đời, trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ quyết định giữ gìn lâu dài thi hài của Người và xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi cách đó mấy mươi năm, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

    << < 1 2 3 > >>