Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

Địa điểm di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba
Đọc bài viết:
Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba - nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) theo học những năm 1906 - 1908. Trường được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ, cách cổng Đông Ba chếch hướng Đông - Nam khoảng 100m. Năm 1923, trường được di chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay. Vị trí cũ nay là vườn hoa nằm trên đường Phan Đăng Lưu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907: lớp nhì, 1907 - 1908: lớp nhất. Là một học trò ham học, thông minh. Trong kỳ thi Primaire năm 1908, Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường được thi vượt cấp vào lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban trung học hệ Thành chung, trường Quốc Học Huế.  

Thời gian học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng. Càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở, càng tạo cho Nguyễn Tất Thành tính tò mò muốn tìm hiểu những điều bí ẩn đằng sau khẩu hiệu đó. Những năm tháng học tập ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba cũng như ở trường Quốc Học Huế sau này đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức và tư duy khoa học để từ đó Người quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Ngày nay, để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Huế, Đảng bộ và Nhân dân phường Phú Hòa, nay là phường Đông Ba đã cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường, thành công viên văn hóa khang trang, và dựng bia tưởng niệm, để mọi tầng lớp Nhân dân đến đây hiểu được giá trị lịch sử của vùng đất từng in dấu ấn vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Di tích Địa điểm trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 28/10/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khám phá địa điểm di tích trực quan hơn qua VR360
Khám phá ngay

Các tour tham quan gợi ý:

  • 1
    20 phút
    Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Núi Bân hay còn gọi núi Tam Tầng, phường An Tây, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900
    Xem thêm
  • 3
    30 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, bằng những ý đồ và giải pháp mới, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế”; “Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế”.
    Xem thêm

  • 1
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900.
    Xem thêm
  • 3
    10 phút
    Công trình biểu tượng anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại Tòa Khâm sứ Trung kỳ năm 1908, nay là Trường Đại học Sư phạm Huế, số 32 đường Lê Lợi, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế”; “Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế”.
    Xem thêm