Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

Địa điểm di tích Bộ Lễ
Đọc bài viết:
Địa điểm di tích Bộ Lễ nằm tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) làm quan Thừa biện những năm 1906 - 1909. Địa điểm di tích này gắn liền với giai đoạn lần thứ 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng anh theo cha vào sống, lao động và học tập và tham gia các hoạt động yêu nước tại Huế.

Bộ Lễ được xây dựng từ năm Gia Long thứ 5 (1806) ở phường Nhâm Hậu với ngôi nhà 3 gian, 2 chái. Đến năm Gia Long thứ 8 được xây dựng lại cùng với sáu bộ ở hai phường Nhâm Hậu, Tích Thiên (nay là phường Thuận Thành, Huế). Mỗi bộ đều có năm tòa công đường. Phía trước là Thượng Thư đường, nằm dọc lô đất phía sau là Tả Tham tri, Hữu Tham tri, Tả Thị lang, Hữu Thị lang. Nhà được xây dựng kiên cố cột gỗ, tường gạch, lợp ngói.

Khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, nhưng thấu hiểu cảnh quan trường của thời nô lệ mất nước, cụ không muốn ra làm quan. Lấy cớ  bận chăm sóc tuổi già cho mẹ vợ (là cụ Nguyễn Thị Kép), cụ xin triều đình ở lại quê nhà. Sau khi cụ Nguyễn Thị Kép qua đời, không còn lý do từ chối, tháng 5 năm 1906, cụ cùng 2 con từ giã quê hương lên đường vào Huế. Triều đình Huế bổ nhiệm cho cụ chức Thừa biện Bộ Lễ, trông coi việc học ở trường Quốc Tử Giám. Từ đó, Bộ Lễ đã gắn liền với những vui buồn, trăn trở của cụ trong chốn quan trường ở đất kinh đô. Hàng ngày, cụ luôn phải chứng kiến sự chèn ép của thực dân với triều đình, sự bon chen xu nịnh trong chốn quan trường, sự bóc lột hà hiếp Nhân dân của đám quan đương nhiệm, cụ đã chua xót rút ra kết luận: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ lại càng nô lệ hơn)… Những tâm tư của cụ ở chốn quan trường và về vận mệnh của đất nước luôn được Nguyễn Tất Thành cảm nhận, chia sẻ một cách sâu sắc. Và cũng chinh từ đó đã nhen nhóm, nhân lên lòng căm thù thực dân, phong kiến trong tâm hồn người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Hiện nay di tích Bộ Lễ không còn nữa, vị trí Thượng Thư đường Bộ Lễ nay là số nhà 39 đường Nguyễn Chí Diểu, thành phố Huế. Du khách có điều kiện qua đây vẫn thấy một địa điểm di tích gắn liền với những kỷ niệm về người cha kính yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách và tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh. 

Khám phá địa điểm di tích trực quan hơn qua VR360
Khám phá ngay

Các tour tham quan gợi ý:

  • 1
    20 phút
    Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Núi Bân hay còn gọi núi Tam Tầng, phường An Tây, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900
    Xem thêm
  • 3
    30 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, bằng những ý đồ và giải pháp mới, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế”; “Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế”.
    Xem thêm

  • 1
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), thành phố Huế - nơi Người cùng với gia đình đã sống từ năm 1895 đến năm 1901.
    Xem thêm
  • 2
    60 phút
    Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi Người đã sống từ năm 1898 đến năm 1900.
    Xem thêm
  • 3
    10 phút
    Công trình biểu tượng anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào đấu tranh chống thuế tại Tòa Khâm sứ Trung kỳ năm 1908, nay là Trường Đại học Sư phạm Huế, số 32 đường Lê Lợi, thành phố Huế.
    Xem thêm
  • 4
    15 phút
    Trường Quốc Học được thành lập ngày 17 tháng 09 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và Nghị định ngày 18/11/1896 của Phủ toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.
    Xem thêm
  • 5
    30 phút
    Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông qua 1300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được phân bổ trên diện tích sàn trưng bày 600m2, thể hiện hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế”; “Thừa Thiên Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế”.
    Xem thêm