Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển
    Thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" chưa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến lúc sinh thời, tuy nhiên, vấn đề kiến tạo (kiến thiết) phát triển đất nước (quốc gia) đã được Người đề cập nhiều với các khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm, bài viết và bài nói của mình.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp năm 1946
    Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, là đạo luật gốc của mỗi quốc gia, thể hiện bản chất tiến bộ, dân chủ của chế độ đó. Trong lịch sử nước ta, đã có 04 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong các bản hiến pháp nói trên, Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của đất nước ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng Ban soạn thảo đã đặt nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Điều này thật có ý nghĩa trong quá trình việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 hiện nay.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ - giá trị lịch sử và hiện thực
    Trong kho tàng di sản văn hoá và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về dân chủ giữ một vai trò vị trí quan trọng trong hệ tư tưởng và chi phối mọi hoạt động của Người. Quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ khát vọng hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại và được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.
  • Bác Hồ - Người sáng lập các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam
    Năm 1911, Bác Hồ với tên gọi Văn Ba rời Tổ quốc thân yêu thực hiện cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
  • Bác Hồ đánh giá cao vai trò của người phụ nữ
    Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập HLHPN Việt Nam (19-10-1996) Bác Hồ nói "Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta...Từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ già đến trẻ phụ nữ Việt Nam ta thật anh hùng".
  • 50 bản thông đạt của Bác Hồ và những vấn đề đặt ra cho công tác lưu trữ
    Cách đây vừa đúng 50 năm, ngày 3/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho Bộ trưởng thuộc Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc đó một bản Thông đạt mang số 1C-VP về công tác lưu trữ các công văn tài liệu, yêu cầu chấn chỉnh công tác này của các cơ quan.
  • Bác Hồ viết nhân dịp tết Mậu Tý - 1948
    Năm 1948, cả nước đã thực hiện theo chỉ thị của Đảng ta và Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cầm cự, giành nhiều thắng lợi mới, đặc biệt là các trận đánh ở quy mô chiến dịch. Thế và lực của dân tộc ta đi lên với sức Xuân mới, tiến bộ mới. Bác Hồ viết thư động viên các đơn vị, tập thể, cá nhân, trong năm 1948, Người đều gửi lời chúc “Chào thân ái và quyết thắng” như một thông điệp mang sức xuân bất hủ, cho Tổ quốc mãi mãi đoàn kết và thành công.
  • Những ngày tết dân tộc của Bác Hồ
    Mỗi khi Tết đến, xuân về, không một người Việt Nam nào lại không nhớ đến Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc đã suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Vào những ngày Tết dân tộc, Người vẫn dành trọn các ngày nghỉ của mình để đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sỹ.
  • Ấn tượng sâu sắc nhất
    “Trong những năm công tác và học tập ở miền Bắc, tôi vinh dự được gặp Bác Hồ đến mấy lần, nhưng lần gặp Bác năm 1964, trước lúc trở về miền Nam chiến đấu đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất”. Ông Võ Văn Bảy (ảnh) ở tổ 46, phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn), Đà Nẵng đã bộc bạch điều đó trong khi trò chuyện với chúng tôi.
  • Nhớ Bác Hồ về quê năm xưa
    Ngày 9-12-1961, Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2 sau 50 năm xa quê tìm đường cứu nước . Ngày đó đã cách đây 47 năm. Mới đây nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Người và cũng là dịp toàn Đảng, toàn dân ta đi vào bước hai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chúng tôi lại có dịp trở lại thăm Nghệ An quê Người.
  • Ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc đối với người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh
    I. Đặt vấn đề: Trong mỗi con người có phần di thể của cha mẹ để lại, thế hệ con nhận được gen di truyền của thế hệ cha (hoặc mẹ) cả ở hai phần: Hình hài máu mủ và trí tuệ tâm hồn; đó là phần thiêng liêng. Ngoài ra, phong độ tư tưởng của cha mẹ và sự tạo điều kiện cho họ còn có tác dụng rất lớn lao đối với sự phát triển của con cái. Các trường hợp Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776) đối với Nguyễn Du (1765 - 1820) và bà Mari Quyri (1867 - 1934) đối với con gái, Iren Giôliô Quyri (1897 - 1950) là những ví dụ.
  • Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
    Đại hội IX của Đảng xác định, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Bác Hồ với truyền thống phụ nữ Việt Nam
    “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
  • Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục thiếu nhi
    Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn luôn giành cho thiếu niên, nhi đồng sự chăm lo, săn sóc hết sức ân cần và to lớn. Lòng yêu thương sâu sắc, bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi không gì có thể so sánh nổi. Đó vừa là tình cảm của một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất vừa là của một người Bác kính yêu vô cùng gần gũi, luôn luôn đồng cảm và chan hoà với các cháu. Điều này quả thật là hiếm, rất hiếm.
  • Bác Hồ với công tác kiểm tra
    Cách đây nửa thế kỷ, trên báo Sự thật số 103 ngày 30 - 11 - 1948, với bài báo có tiêu đề: “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay” Bác Hồ đã nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm chủ yếu của công tác kiểm tra : Mục đích, cách làm và người thực hiện.
  • Bác Hồ với công đoàn Việt Nam
    Trong các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức Công đoàn được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính Người đã đặt nền móng tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự hình thành của công đoàn cách mạng, tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam.
  • Bác Hồ viết bài báo "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"
    Cách đây 30 năm, ngày 3-2-1969, nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng, báo Nhân dân đã trân trọng đăng trên tranh nhất bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Bác Hồ. Nội dung của bài báo chính là vấn đề mà Bác thường xuyên quan tâm trong suốt mấy chục năm qua. Lần này sau một thời gian suy nghĩ, Ngày 25 tháng 1 năm 1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Đảng đến giao nhiệm vụ chuẩn bị bài viết quan trọng này. Bác nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu: ngắn gọn, tập trung vào chủ đề : “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Và đó cũng là tên của bài báo.
  • Bác Hồ nói về việc học phải đi đôi với hành
    “Chớ đặt ra những chương trình, kế hoạch mênh mông, nghe sướng tai nhưng không thực hiện được”.

    << < 1 2 > >>