Thời gian mở cửa: Thứ ba - Chủ nhật

Sáng: 08:00 - 11h30 Chiều: 13:00 - 17:00

Điện thoại: 0234.3845217 - 3822152

Địa chỉ: 07 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội học tập
    Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24, năm 1990, về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho sự thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” . Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một phần trong di sản tư tưởng của Người, là một tài sản quý giá đối với mỗi người và đối với toàn xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ...
  • Triết lí dân chủ trong di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh
    Dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, dân chủ và công bằng xã hội luôn là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của dân chủ và tự do, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn hướng đến mục tiêu cao nhất “dân tộc độc lập – dân quyền tự do – dân sinh hạnh phúc”. Bởi hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ triết lí từ ngàn xưa của Khổng Tử “Dân vi bản” (dân là gốc) và của Mạnh Tử “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là quí nhất, sau đó mới đến nước, còn vua thì xem nhẹ). Từ đó, Hồ Chí Minh xác định địa vị cao nhất là dân “nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, cho nên dân luôn ...
  • Thừa Thiên Huế với việc học tập và phát huy giá trị tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Kết tinh trong mình những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loaị, Người là một mẫu mực tuyệt vời về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và tác phong giản dị, khiêm tốn, tấm lòng bao dung, nhân hậu; là biểu tượng sáng ngời về ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần kiên định đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Đặc trưng nỗi bật ở lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh là con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một chỉnh ...
  • Quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
    Trong toàn bộ di sản văn hóa và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tư tưởng về quyền con người mang những giá trị phát triển toàn diện, là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng nước ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Tìm hiểu về nguồn gốc và phong cách ngoại giao trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất, là người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Hồ Chủ tịch đã từng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 – 1946. Khi Cách mạng Việt Nam vừa thành công đã phải đương đầu, đối phó với thù trong giặc ngoài, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc ta. Với kinh nghiệm hoạt động quốc tế vô cùng phong phú của mình, cũng như những cương vị mà Người đảm nhận trong nước, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tiếp cận thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới, phát triển và đề xuất nhiều nguyên lý, quan điểm, luận điểm về ...
  • Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và mặt trận dân tộc thống nhất
    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” . Tiếp thu ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã chỉ ra rằng muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ.
  • Những yếu tố cơ bản góp phần hình thành nên nhân cách, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ở Huế
    “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch- Người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta.”(Trích điếu văn của BCHTW Đảng do đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trường tồn đối với dân tộc Việt Nam. Người là niềm tự hào và là niềm tin tất thắng của mỗi con người Việt Nam. Cả cuộc đời của Người đã phấn đấu hy sinh tát cả cho độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Suốt trọn cuộc đời Người “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc ...
  • Về những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tuổi thiếu niên
    Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ thời niên thiếu của Người. Tuổi trẻ của Người thật phong phú và sinh động. Trần Dân Tiên trong tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” đã nhận định: “Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
  • Sự thất bại của nền giáo dục nô dịch thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX qua hiện tượng Nguyễn Sinh Cung ở Huế
    Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp thống trị của nhân dân Việt Nam gần như tạm thời lắng xuống. Năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Sơn - Hương Khê ở Nghệ Tĩnh do Phan Đình Phùng cầm đầu đã thất bại xem như kết thúc phong trào Cần Vương do các sĩ phu yêu nước phong kiến khởi xướng. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số cũng bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt; ngay cả phong trào nông dân Yên Thế cũng bị sa sút trầm trọng và bước vào giai đoạn hoà hoãn lần thứ hai với Pháp (1897 - 1908).
  • Phong trào chống thuế năm 1908 ở Huế và sự tham gia của anh Nguyễn Tất Thành
    Sưu cao thuế nặng là những tại hoạ khủng khiếp của nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến, đồng thời đó cũng là những mục tiêu trực tiếp của toàn thể nông dân miền Trung trong phong trào kháng thuế năm 1908. Ở Thừa Thiên Huế, phần lớn ruộng xấu, thường bị nhiễm mặn, mất mùa liên tiếp, dân không đủ tiền để đóng thuế, những chính quyền vẫn bắt dân đóng bất luận mọi hoàn cảnh của nông dân. Thực dân Pháp lại dùng mọi thủ đoạn để tăng thuế ruộng. Từ năm 1897 trở đi, Pháp không chia theo hạng ruộng để đóng thuế mà đánh nhất loạt, không kể ruộng tốt xấu. “Đồng thời để tăng diện tích ruộng đáng thuế, thực dân Pháp qui định đơn vị mẫu nhỏ lại. Trước đây mỗi mẫu Trung kỳ, gọi là mẫu ta rộng khoảng ...
  • Một ít tài liệu liên quan đến sự kiện học sinh Nguyễn Sinh Cung tham gia phong trào “dân dậy” năm 1908 tại Huế
    Sau ngày thống nhất đất nước 1975, tôi rất hân hạnh là một trong những người đầu tiên ở Thừa Thiên Huế, đã nghiên cứu sự kiện học sinh Nguyễn Sinh Cung (hay Sinh Côn, Sinh Côông), sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tham gia cuộc “Dân dậy” vào tháng 4. 1908 ở Thừa Thiên Huế. Hơn 20 năm qua sự kiện ấy đã được nhiều người nghiên cứu tiếp tục, phát hiện thêm nhiều tư liệu nâng cao giá trị khoa học cho sự kiện đó. Để cho các nhà chuyên môn phục dựng lại chân dung đích thực của quãng đời niên thiếu của Bác Hồ, tôi xin cung cấp những tư liệu mà tôi đã sử dụng sau đây:
  • Tìm hiểu sự hình thành bước đầu quan điểm phản đế phản phong ở Hồ Chủ tịch
    Chúng tôi không có tham vọng bàn về toàn bộ tư tưởng yêu nước của Hồ Chủ tịch mà chỉ giới hạn ở cách nhìn của Người về kẻ thù của cách mạng Việt Nam trong thời gian Người sống và học tập ở Huế. Chúng tôi nghĩ đây cũng là một vấn đề cần phải tìm hiểu, bởi vì việc xác định đối tượng cách mạng là tiền đề của hành động cách mạng và nó còn quyết định hướng đi tìm đường cứu nước của Người, mà việc xác định hướng đi đúng cũng có ý nghĩa trong việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Ngoài ra việc tìm hiểu sự hình thành bước đầu quan điểm phản đế phản phong ở Hồ Chủ tịch thời kỳ ở Huế còn góp phần chứng minh thành phố Huế là nơi bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ ...
  • Ảnh hưởng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đối với sự hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành
    Việc nghiên cứu về thời niên thiếu của Bác Hồ và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Người phụ thuộc phần lớn vào độ tin cậy của số tư liệu, sự kiện đã sưu tầm, khai thác được. Những năm gần đây nhiều cuộc khảo sát, toạ đàm, hội thảo... đã được tổ chức, nhưng chúng ta chưa có thêm được những tư liệu gì mới. Các nhân chứng lịch sử cùng thời với Bác Hồ đã mất dần, những tư liệu, hồi ký ghi lại được có nhiều điểm khác nhau và độ tin cậy cũng không cao, dù sao cũng chỉ là hồi ức. Hướng đi này vẫn cần phải tiếp tục, nhưng ngày càng ít triển vọng. Cần phải có hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Theo cách tính tròn của người Việt ta, cách đây 100 năm Thừa Thiên Huế là nơi cậu Nguyễn Sinh Cung (tên gọi khi còn nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã đến sống cùng gia đình. Chơi và học là những việc thường ngày của trẻ thơ lứa tuổi đó. Song một điều không ai nghĩ đến là, bốn mươi năm sau, tháng 8 - 1945 giữa bộn bề công việc của thời cơ tổng khởi nghĩa đang đến gần, giữa vùng rừng núi Tân Trào, nơi cách Thừa Thiên Huế ngót ngàn cây số, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bất ngờ nhắc đến và hỏi rằng: "Này Huế ta bây chừ sen có đẹp hơn, hội thả diều có vui hơn cái thời anh em mình theo cha mẹ vô sống và học trong đó không?".
  • Các dân tộc ít người ở Bình Trị Thiên với Bác Hồ
    Hồ Chủ tịch - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho hạnh phúc, tự do của toàn dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác thường xuyên quan tâm, chăm sóc, lo lắng, dạy bảo toàn Đảng, toàn dân ta trên con đường cách mạng. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta nói chung, các dân tộc ít người ở miền Tây Bình Trị Thiên nói riêng, đã vinh dự, tự hào và vô cùng cảm động đón nhận sự quan tâm chăm sóc, dạy bảo ân cần của Bác. Đồng bào các dân tộc miền núi vốn mơ ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong độc lập tự do cho nên khi biết được con đường cách ...
  • Bước đầu tìm hiểu tư tưởng yêu nước của cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Hồ Chủ tịch qua các bước đường đời của Cụ
    Thông thường khi tìm hiểu tư tưởng của một nhân vật, người ta thường dựa vào thơ văn... nói chung là tác phẩm, nếu không thì hoạt động của nhân vật đó để nhận xét, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận xác định khuynh hướng tư tưởng của đối tượng mình nghiên cứu.
  • Bước đầu tìm hiểu sự hình thành tư tưởng yêu nước của Bác Hồ ở Huế trước tuổi 20
    “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sự vĩ đại của Người đã vượt ra ngoài tầm thước của nhân loại”.
  • Bước đầu tìm hiểu cụ Nguyễn Sinh Huy và gia đình vào Huế lần thứ hai
    Đầu năm 1901, sau khi bà Hoàng Thị Loan mất cụ Nguyễn Sinh Huy và hai con trai rời Huế về quê để nhờ bên ngoại chăm sóc các con một thời gian. Sau đó cụ Huy trở lại Kinh Đô để dự thi hội khoa Tân Sửu tháng 4 - 1901. Lần thi này cụ Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng.

    << < 1 2 > >>